Open your book nghĩa là gì? Trong ngữ pháp tiếng Việt open your book thuộc dạng câu nào? Cách sử dụng ra làm sao? Cùng Wiki Tiếng Anh đi tìm hiểu câu trả lời cho những thắc mắc này qua bài viết sau nhé.
Mục lục nội dung
Open your book nghĩa là gì
Open your book nghĩa là mở sách của bạn ra. Đây là câu nói mà khi học môn tiếng Anh chúng ta rất hay nghe các giáo viên sử dụng. Bên cạnh đó, đi kèm với cụm từ Open your book thường sẽ có số page (trang sách) cụ thể. Ví dụ như Open your book at page 15, 16, 17 chẳng hạn.
Trong ngữ pháp tiếng Anh Open your book thuộc dạng câu mệnh lệnh. Nó được sử dụng với mục đích đưa ra các mệnh lệnh, đề nghị, yêu cầu, lời cấm đoán lời khuyên hoặc cho phép, thuyết phục ai đó làm việc gì. Tùy thuộc vào cách truyền đạt, một câu mệnh lệnh có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm.
Ngoại trừ trường hợp đặc biệt, câu mệnh lệnh thường không có chủ ngữ. Chủ ngữ của câu mệnh lệnh được ngầm hiểu là người nghe.
Open your book và câu mệnh lệnh trong lớp học
Come in. (Mời vào.)
Sit down. (Ngồi xuống.)
Stand up. (Đứng lên.)
Open your book. (Mở sách ra.)
Close your book. (Đóng sách lại.)
Raise your hand. (Giơ tay lên.)
Look at the board. (Nhìn lên bảng.)
Listen carefully. (Lắng nghe.)
Be quiet. (Trật tự nào.)
Take out your book. (Lấy sách ra.)
Put your book away. (Cất sách đi.)
Put your hand down. (Bỏ tay xuống.)
Open the door. (Hãy mở cửa ra.)
Close the door. (Hãy đóng cửa lại.)
- Xem thêm chi tiết tại đây: Cách dùng cấu trúc wish lớp 9
Cấu trúc câu mệnh lệnh
Câu mệnh lệnh dạng khẳng định
Cấu trúc khẳng định: Verb + Object (tân ngữ)/ Preposition (giới từ)
Ví dụ:
- Open your book. (Hãy mở sách của bạn ra.)
- Open the door. (Hãy mở cửa ra.)
- Come in. (Hãy vào đi.)
- Sit down. (Hãy ngồi xuống.)
Lưu ý:
Chúng ta có thể giảm mức độ gay gắt, chuyên quyền của câu mệnh lệnh bằng cách thêm “Please” vào đầu hoặc cuối câu. Khi “please” đứng ở cuối câu, đứng trước nó phải là một dấu phẩy.
Ví dụ: Please give me the pen. / Give me the pen, please.(Làm ơn đưa cho tôi cái bút.)
Open your book, please
Chúng ta có thể nhấn mạnh hơn ý của câu mệnh lệnh bằng cách thêm DO ở đầu câu.
Ví dụ: Do sit down (Ngồi xuống đi), Do be careful! (Thật cẩn thận đấy nhé)
Chúng ta có thể dùng “you” đứng ở đầu câu để biểu đạt sự tức giận hoặc thể hiện ý ra lệnh.
Ví dụ: You come here. (Bạn lại đây)/ You get lost. (Bạn hãy biến khỏi đây đi).
Chúng ta có thể sử dụng một danh từ riêng hoặc đại từ đứng đầu câu nhằm xác định cụ thể đối tượng được nói đến trong câu mệnh lệnh.
Ví dụ: David, hurry up. (Nhanh lên David).
Câu mệnh lệnh dạng phủ định.
Cấu trúc: Don’t + verb + objection/preposition
Ví dụ:
- Don’t open your book. (Đừng mở sách của bạn ra.)
- Don’t come in. (Đừng vào.)
- Don’t turn on the light when you go out. (Đừng tắt đèn khi anh đi ra ngoài.)
- Don’t forget your promise. (Đừng thất hứa nhé.)
Lưu ý:
Trong câu mệnh lệnh phủ định, đại từ “you” đặt giữa trợ từ “don’t” và động từ. Ví dụ:
- Don’t you behave like that. (Bạn đừng có hành xử như vậy.)
- Don’t you cry! (Bạn đừng khóc nữa.)
- Don’t you lie! (Bạn đừng có nói dối.)
Cách dùng câu mệnh lệnh
– Đưa ra lời chỉ dẫn.
Ví dụ: Hit the pan and pour a little oil in. (Hãy làm nóng chảo và rót một ít dầu ăn vào.)
– Đưa ra một mệnh lệnh trực tiếp, yêu cầu người khác làm gì đó.
Ví dụ: Give me the details. (Hãy đưa cho tôi bản chi tiết.)
– Đưa ra lời mời.
Ví dụ: Have a piece of this cake. (Cậu hãy ăn một miếng bánh đi.)
– Được sử dụng ở các biển báo hoặc thông cáo.
Ví dụ: Push. (Hãy đẩy vào)
– Đưa ra lời khuyên một cách thân thiện.
Ví dụ: Have a quiet word with her about it. (Hãy nói riêng với con bé về việc đó.)