Toàn cầu hóa tiếng Anh là gì? Định nghĩa và Ví Dụ

0
377

Toàn cầu hóa tiếng Anh là gì? Các mẫu câu chủ đề toàn cầu hóa trong IELTS Writing Task 2 viết như thế nào? Lợi ích và hạn chế của toàn cầu hóa là gì? Cùng Wiki Tiếng Anh đi tìm hiểu câu trả lời cho những câu hỏi này qua bài viết sau để hiểu rõ hơn về chủ đề này nhé.

toàn cầu hóa tiếng anh là gì
toàn cầu hóa tiếng anh là gì

Toàn cầu hóa tiếng Anh là gì?

Toàn cầu hóa tiếng Anh là Globalization. Từ vựng này dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi quá trình tương tác và hội nhập giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế… trên quy mô toàn cầu.

Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay “tự do thương mại” nói riêng.

Xét về bản chất, toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới

Câu hỏi tiếng Anh chủ đề Toàn cầu hóa

Trong bài IELTS Writing task 2, thông thường chúng ta sẽ được yêu cầu đưa ra các tác động tích cực, tiêu cực của toàn cầu hóa lên các khía cạnh khác nhau như kinh tế, văn hoá, truyền thống,… và đôi khi là đưa ra quan điểm, nhìn nhận về các khía cạnh này. 

Những đề bài mà chúng ta có thể gặp phải trong IELTS Writing chủ đề toàn cầu hóa này như sau:

  • Globalization is positive for economies but its negative sides should not be ignored. To what extent do you agree or disagree?
  • It has been said that the world is becoming a global village in which there are no boundaries to trade and communication. Do the benefits of globalization outweigh the drawbacks?
  • Many people say that globalization and the growing number of multinational companies have a negative effect on the labour market. To what extent do you agree or disagree?  Use specific reasons and examples to support your position.

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho người học một số ý tưởng chủ đề toàn cầu hóa có thể áp dụng vào các đề bài này. Ý tưởng sẽ được chia theo các khía cạnh mà toàn cầu hoá có thể ảnh hưởng tới, từ đó cung cấp cho người đọc những góc nhìn rành mạch và đa chiều. Sau khi tìm ra được những khía liên quan, người học sẽ tìm mối liên hệ giữa chủ đề và những đối tượng đó để hình thành luận điểm cũng như cách triển khai luận điểm. Các ý tưởng sẽ được trình bày bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt.

Collocation topic Globalization

  • On a global scale = on an international scale = on a world wide scale: Ở cấp độ toàn cầu
  • Global economy / Global culture / Global education : Kinh tế toàn cầu / Văn hoá toàn cầu / Giáo dục toàn cầu
  • The rate of global growth / The speed of global growth / The speed of global development : Tốc độ tăng trưởng toàn cầu
  • Global crisis /recession/ slowdown/ : Khủng hoảng toàn cầu / Suy thoái toàn cầu /
  • Global competitive index: Chỉ số cạnh tranh toàn cầu
  • Global distribution system : Hệ thống phân phối toàn cầu
  • Global reach / global scope : Phạm vi toàn cầu
  • Global capitalism: Chủ nghĩa phạm vi toàn cầu
  • Global climate : Xu thế toàn cầu hoá
  • Globalization process : Quá trình toàn cầu hoá
  • Accelerate globalization: Thúc đẩy toàn cầu hoá
  • Corporate globalization : Toàn cầu hoá hợp tác

Tác động của toàn cầu hóa đến Văn hóa bằng tiếng Anh

Tích cực (Positive sides)

Globalization offers a better understanding of foreign values and attitudes. In this globalized world, chances to meet up and get to know other people from different cultures and nations are expanded. As a result, the ties between countries and nations are strengthened. 

Toàn cầu hoá khiến mọi người có sự sự hiểu biết tốt hơn về văn hoá và các quan điểm, suy nghĩ của quốc gia khác. Trong thế giới được toàn cầu hoá, cơ hội để làm quen và tìm hiểu về mọi người từ các nền văn hoá và các quốc gia khác nhau được mở rộng. Kết quả là sự kết nối giữa các quốc gia và đất nước được củng cố.

Thanks to globalization, there are less stereotyping and fewer misconceptions about other people in different countries and cultures. As people travel more to other regions and have better comprehension about the world around them, mentioned misunderstandings are likely to be cleared to make way for empathy between people.

Nhờ có toàn cầu hóa, các khuôn mẫu và hiểu nhầm về mọi ngừơi ở các quốc gia và văn hoá khác nhau được giảm bớt. Bởi vì mọi người đi lại nhiều hơn tới các vùng lãnh thổ khác và có sự hiểu biết hơn về thế giới xung quanh, những hiểu nhầm ở trên có thể được xoá bỏ để nhường chỗ cho sự đồng cảm giữa người với nhau. 

Tiêu cực (negative side)

Cultural homogenization can pose dangers to national and cultural identity. The most obvious examples are the diffusion of Hollywood movies that can be seen all over the world. That cultural diffusion encourages people to adapt lifestyles and attitudes from Western culture and put it into practice on a daily basis. As a result, traditional ways of living could face the threat of disappearance. 

Sự thống nhất về mặt văn hoá có thể mang tới những nguy hiểm cho bản sắc văn hoá và bản sắc dân tộc. Một ví dụ hiển nhiên là sự lan toả của các bộ phim Hollywood trên thế giới. Sự lan toả về mặt văn hoá đó khiến mọi người áp dụng lối sống và thái độ của phương tây vào cuộc sống hàng ngày. Kết quả là lỗi sống truyền thống có thể đối mặt với nguy cơ biến mất. 

Tác động của toàn cầu hóa đến thị trường lao động

Tích cực (Positive sides)

Job seekers can look for opportunities to work in international companies and corporations. Working in these firms can be beneficial for employees as wages are likely to be higher and they may have chances to travel to different countries. 

Người tìm việc có thể tìm kiếm các công việc ở các công ty và tập đoàn quốc tế. Làm việc ở những tập đoàn này có thể đem tới ích lợi cho người làm vì mức lương có thể cao hơn và họ có cơ hội để đi tới những quốc gia khác.

Globalization allows companies to find new talents that are not available in their domestic labor market. For example, globalization gives technology companies opportunities to explore talents in developing countries with booming technological markets such as India, Pakistan and China,.. 

Toàn cầu hoá tạo điều kiện cho các công ty tìm kiếm các tài năng mà không có trên thị trường lao động nội địa. Ví dụ, toàn cầu hoá cho các công ty công nghệ cơ hội khám phá tài năng ở các quốc gia đang phát triển mà có thị trường công nghệ bùng nổ như Ấn Độ, Pakistan và Trung Quốc. 

Tiêu cực (negative side)

The fact that companies nowadays can outsource their tasks to workers in other countries to cut costs leads to foreign workers exploitation. Globalization creates tough competition that leads some companies to search for cheap labor sources with a view to produce the cheapest products. Some Western companies ship their production overseas to countries like China and Malaysia, where lax regulations make it easier to exploit workers.

Việc các công ty ngày nay có thể thuê các công nhân nước ngoài làm các công việc của họ đang dẫn đến việc bòn rút bóc lột người lao động. Toàn cầu hoá tạo ra cuộc cạnh tranh căng thẳng khiến các công ty phải đi tìm kiếm nguồn lao động rẻ để sản xuất ra những sản phẩm giá thấp nhất. Một số công ty phương tây chuyển việc sản xuất ra nước ngoài tại các nước như Trung quốc và Malaysia, nơi luật pháp lỏng lẻo tạo điều kiện để bóc lột người lao động.

Mẫu câu chủ đề toàn cầu hóa trong IELTS Writing Task 2

(Toàn cầu hóa mang lại thương mại tự do, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Điều này giúp các nước nghèo có thể xoay chuyển nền kinh tế bằng cách tạo ra nhiều việc làm hơn và đưa nhiều người thoát khỏi đói nghèo).

Through the international exchange of goods and information, globalization fosters economic development in countries that take part in the global economy. In other words, an increase in economic growth enhances the overall well-being of a country 

In some sectors, such as healthcare or science, working on an international scale is vital. Thanks to globalization and the shared knowledge between nations, scientists were able to invent the Covid-19 vaccine in the shortest amount of time 

(Trong một số lĩnh vực, chẳng hạn như chăm sóc sức khỏe hoặc khoa học, làm việc trên quy mô quốc tế là rất quan trọng. Nhờ toàn cầu hóa và kiến thức được chia sẻ giữa các quốc gia, các nhà khoa học đã có thể phát minh ra vắc-xin Covid-19 trong thời gian ngắn nhất).

Globalization offers free trade which promotes global economic growth. This helps poor countries to turn their economy around by creating more jobs and lifting a lot of people out of poverty. 

(Thông qua trao đổi hàng hóa và thông tin quốc tế, toàn cầu hóa thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở các quốc gia tham gia vào nền kinh tế toàn cầu. Nói cách khác, sự gia tăng tăng trưởng kinh tế sẽ nâng cao phúc lợi chung của một quốc gia).

Globalization has lifted peoplein underdeveloped countriesout of poverty by increasing employment opportunities in countries where there is a high unemployment rate 

(Toàn cầu hóa đã đưa người dân ở các nước kém phát triển thoát khỏi đói nghèo bằng cách tăng cơ hội việc làm ở các nước có tỷ lệ thất nghiệp cao).

Globalization also promotes open-mindedness and tolerance. If people can connect to others from other parts of the world, they can share common problems, enjoy each other’s food and learn about each other’s culture. This encourages people to respect and treat others equally 

(Toàn cầu hóa cũng thúc đẩy tinh thần cởi mở và lòng khoan dung. Nếu mọi người có thể kết nối với những người khác từ những nơi khác trên thế giới, họ có thể chia sẻ những vấn đề chung, thưởng thức món ăn của nhau và tìm hiểu về văn hóa của nhau. Điều này khuyến khích mọi người tôn trọng và đối xử bình đẳng với người khác).

For a globalized economy to thrive, nations must be willing to work together. Due to this, globalization can lead to a reduction of conflict, which helps to strengthen political relationships between nations 

(Để nền kinh tế toàn cầu hóa phát triển mạnh, các quốc gia phải sẵn sàng làm việc cùng nhau một cách quên mình. Do đó, toàn cầu hóa có thể dẫn đến giảm xung đột, giúp tăng cường mối quan hệ chính trị giữa các quốc gia).

Globalization increases the likelihood of a global recession because many nations’ economic systems are closely linked. Due to this interdependence, a downturn in any country could set off a chain reaction that can simultaneously affect other countries

Toàn cầu hóa làm tăng khả năng xảy ra suy thoái toàn cầu vì hệ thống kinh tế của nhiều quốc gia liên kết chặt chẽ với nhau. Do sự phụ thuộc lẫn nhau này, sự suy thoái ở bất kỳ quốc gia nào cũng có thể tạo ra một phản ứng dây chuyền có thể ảnh hưởng đồng thời đến các quốc gia khác.

Globalization has led to the exploitation of labor. Companies tend to join the market with the weakest labor protections and the lowest wages. For example, American companies are notorious for forcing workers in developing countries into working under sweatshop conditions to produce cheap American products

Toàn cầu hoá đã dẫn đến bóc lột sức lao động. Các công ty có xu hướng tham gia thị trường với sự bảo vệ lao động yếu nhất và mức lương thấp nhất. Ví dụ, các công ty Mỹ nổi tiếng về việc ép buộc công nhân ở các nước đang phát triển làm việc trong điều kiện tồi tệ, bóc lột để sản xuất các sản phẩm giá rẻ của Mỹ.

Globalization might lead to morecultural homogeneity as people start to like similar things. In addition, products from international companies gradually achieve a dominant position in the local market. If everyone shares the same culture, belief and tradition, we may lose precious customs and languages 

Toàn cầu hóa có thể dẫn đến sự đồng nhất về văn hóa hơn khi mọi người bắt đầu thích những thứ tương tự. Ngoài ra, các sản phẩm của các công ty quốc tế dần đạt được vị thế thống lĩnh tại thị trường nội địa. Nếu mọi người có chung văn hóa, tín ngưỡng và truyền thống, chúng ta có thể mất đi những phong tục và ngôn ngữ quý giá).

Bài viết tiếng Anh về toàn cầu hóa

Đề bài: Write an essay of 180-250 words about maintaining cultural identity in the globalised world.

Bản Tiếng Anh

There is no doubt that the world today has become one global village. Differences between cultures are becoming less evident. People worldwide watch the same TV channels and films, listen to the same music, eat the same food and follow the same fashion trends. That is why, in a globalised world, it is essential that people maintain their cultural identity.

The development of a strong cultural identity is essential to people’s sense of belonging. It helps to define an ethnic group or community that shares unique and distinctive features. Cultural identity is also important as it connects people, reminds them of their shared history and strengthens the solidarity between them. The power of cultural identity can encourage and motivate people to unite against a common danger. A strong sense of cultural identity can also nurture their love and respect for their country, community and heritage.

However, in a globalised world cultural diversity is gradually disappearing. In an environment where everyone speaks only English and wears almost the same clothes, an individual’s cultural identity is at risk of dying out. Maintaining cultural identity is vital for preserving the different languages, festivals, types of traditional music, dance and food, beliefs and other activities that make the world a fascinating place to live.

Globalisation is inevitable; however, it is essential for people to maintain their cultural identity. Preserving cultural identity can guarantee the prosperity of a country or community, and the world’s cultural diversity.

Bản dịch chủ đề duy trì bản sắc văn hóa trong thế giới toàn cầu hóa bằng tiếng Anh

Chắc chắn rằng thế giới ngày nay đã trở thành một ngôi làng toàn cầu. Sự khác nhau giữa các nền văn hoá đang trở nên ít rõ ràng hơn. Mọi người trên thế giới xem các kênh truyền hình và phim cùng một lúc, cùng nghe nhạc, cùng ăn và theo cùng xu hướng thời trang. Đó là lý do tại sao, trong một thế giới toàn cầu hóa, điều cốt yếu là mọi người phải duy trì bản sắc văn hoá của họ.

Sự phát triển của một bản sắc văn hoá mạnh mẽ là cần thiết cho cảm giác nơi mình thuộc về. Nó giúp xác định một nhóm sắc tộc hoặc cộng đồng chia sẻ các tính năng độc đáo và đặc biệt. Nhận dạng văn hoá cũng quan trọng vì nó kết nối mọi người, nhắc nhở họ về lịch sử chung của họ và củng cố sự đoàn kết giữa họ. Sức mạnh của bản sắc văn hoá có thể khuyến khích và động viên mọi người đoàn kết chống lại mối nguy hiểm chung. Ý thức mạnh mẽ về bản sắc văn hoá cũng có thể nuôi dưỡng tình yêu và sự tôn trọng đất nước, cộng đồng và di sản của đất nước họ.

Tuy nhiên, trong một thế giới toàn cầu hóa sự đa dạng văn hoá đang dần biến mất. Trong một môi trường mà mọi người chỉ nói tiếng Anh và mặc quần áo gần như nhau, bản sắc văn hoá của một cá nhân có nguy cơ bị chết. Duy trì bản sắc văn hoá là yếu tố sống còn để giữ gìn các ngôn ngữ, lễ hội, các loại nhạc truyền thống, khiêu vũ và thức ăn, niềm tin và các hoạt động khác làm cho thế giới trở thành một nơi thú vị để sinh sống.

Toàn cầu hoá là điều không tránh khỏi; tuy nhiên, nó là điều cần thiết cho người dân để duy trì bản sắc văn hóa của họ. Bảo tồn bản sắc văn hoá có thể đảm bảo sự thịnh vượng của một quốc gia hoặc cộng đồng, và sự đa dạng văn hoá của thế giới.

5/5 - (1 bình chọn)
0 0 votes
Article Rating
Đăng ký theo dõi
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận