DỊCH TỪ TIẾNG ANH SANG VIỆT LÀ TỐT HAY XẤU?

0
490


.
Khi nghĩ đến chủ đề này chắc hẳn ai cũng hiểu là việc dịch làm phản xạ của chúng ta kém đi, nói chậm hơn và thậm chí còn gây hiểu nhầm. Nhưng mà nếu không dịch như thế thì sao hiểu được? Lúc nói chuyện mình vẫn có thói quen nghĩ bằng tiếng việt trước rồi mới nói được ra tiếng anh? Vậy thì phải làm sao?

Hãy lấy 1 số ví dụ thực tế mình đã gặp khi học sinh dịch từng từ tiếng việt qua tiếng anh (word by word)
Gia đình họ có điều kiện tốt (ý là giàu có) –> Their family has good condition
Công việc chân tay –> hand jobs (bạn nào chưa biết nghĩa thì tự tra nhé, cười muốn ngất =)))
Tôi nghĩ rằng mình đã làm đúng –> I contemplate that I did right
Khỏe như trâu –> As strong as a buffalo

Điều này xảy ra khi chúng ta:
Học từ theo kiểu hớt váng, tức là dùng từ điển Anh-Việt, biết được nghĩa tiếng việt của từ đó, nhưng không biết sắc thái nghĩa, hoàn cảnh sử dụng (VD: think vs contemplate)
Dịch từng từ một, nhưng khi chúng ghép lại với nhau thì nghĩa lại hoàn toàn khác (VD: hand jobs)
Chưa hiểu hết về yếu tố văn hóa (VD: As strong as a horse) vì con trâu gần gũi với văn hóa phương Đông trong khi con ngựa gần gũi với văn hóa phương Tây.

Mình không nói dịch là xấu nhé, theo mình, thực ra việc dịch sẽ giúp chúng ta nắm ngôn ngữ mới nhanh hơn bằng cách kết nối với ngôn ngữ mẹ đẻ. Tuy nhiên, trong khi việc này rất có ích trong giai đoạn đầu thì lại trở thành rào cản trong giai đoạn sau (giai đoạn chúng ta muốn nói tự nhiên, giống người bản xứ hơn). Đó là khi chúng ta thấy mình nói thiếu tự nhiên vì có những cụm từ nếu mình cứ tiếp tục dịch sẽ không bao giờ bật ra được (it takes me 3 hours to go to – nó mất tôi 3 tiếng để đi đến, it is necessary to do exercise – nó rất là cần thiết để tập thể dục, take something into account – đưa cái gì vào trong tính toán) vì khi chuyển ngữ quá tiếng việt nghe nó kì kì đúng không.

Albert Eistein từng nói” Insanity is doing the same thing over and over again, but expecting different results”, nôm na là cái gì đã đưa ta đến A thì không thể đưa ta đến B. Để lên một trình độ cao hơn trong việc nói tiếng anh tự nhiên, trôi chảy thì phải thay đổi cách học cũ, hãy hạn chế (không phải bỏ hết) việc dịch tiếng việt và luyện tập thói quen nghĩ bằng tiếng anh.
.

  1. Hiểu từ tiếng anh bằng tiếng anh
    Làm quen với việc dùng từ điển Anh – Anh, tra từ luôn xem kĩ cả ví dụ, hoàn cảnh sử dụng, những từ hay đi cùng nó (collocations), phát âm để dùng cho chuẩn ngay từ đầu
  2. Nghe và đọc nhiều, học từ trong ngữ cảnh
    Khi bạn gắn việc học từ với nội dung, thì là bạn đang học tiếng anh như một ngôn ngữ. Tiếng anh biến thành 1 công cụ để tiếp nhận thông tin chứ không phải là 1 bộ môn học thuộc, đó là khi chúng ta thực sự học tiếng anh đúng cách. VD: gần đây mình nghe một bài tedx talk về Climate change có câu “The problem is simply to vast and complicated to solve in any silver-bullet way” và mình cứ nhớ mãi silver-bullet way = simple solution
  3. Nói hoặc viết ra những gì đã nghe và đọc được
    Đây chính là một quá trình copy ngôn ngữ, khi bạn sử dụng được chúng, chúng sẽ biến thành của bạn. Lâu dần, khi bạn nói hay viết về chủ đề này sẽ không cần qua bước nghĩ tiếng việt nữa
    Nếu chúng ta may mắn được rơi vào một môi trường tiếng anh 24/7 khi bạn bị ép buộc dùng nó như một công cụ để sống còn (không đi siêu thị mua đồ được là chết đói) thì tự nhiên bạn sẽ học rất nhanh. Nhưng nếu chúng ta ở trong nước thì hãy bù đắp điều này bằng việc nghe và đọc tiếng anh nhiều nhất có thể, và thay đổi cách học phù hợp với từng trình độ khác nhau.
    Chúc các bạn sớm giao tiếp tiếng anh tự tin và trôi chảy nhé!
Rate this post
1 1 vote
Article Rating
Đăng ký theo dõi
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận